Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Tin tức thị trường ngày 13/1: Đại gia nợ 1.300 tỷ vẫn chơi trội

Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con
a3
Trong khi con gái lớn vừa lên xe hoa “ôm” nhiều dự án dở dang, có dự án bị đề xuất thu hồi, thì người cha là đại gia Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường cũng đang trong nợ nần. Từ người chuyên đi thu mua tôm sú nguyên liệu, sơ chế…ông Cường nắm bắt cơ hội làm ăn khi Cà Mau chuyển dịch sản xuất, tập hợp bạn bè thân thiết nhiều tâm huyết, thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Cường, chuyên nuôi và chế biến xuất khẩu thủy sản. Lúc “ăn nên làm ra”, tập đoàn có tới 15 công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản ở các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long…với hơn 10.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có năm lên đến 200 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản tại địa phương, khu vực.(xem chi tiết)
Cục QL hàng hóa vào cuộc vụ "bán vàng SJC, bị từ chối"

sjc
Liên quan tới vấn đề này, ông Vũ Đại Dương, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) cho biết hiện đơn vị đã tiếp nhận được thông tin và sớm kiểm tra. Thời gian gần đây, dư luận hoang mang trước thông tin vàng miếng SJC có một chữ cái (loại có một chữ cái trên dãy số seri) được thu mua thấp hơn giá niêm yết tới 500.000 đồng/lượng.
Điều này được lý giải vì Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC (đơn vị sản xuất vàng miếng SJC) tạm dừng thu mua vàng một chữ số. Do vậy các cửa hàng vàng bạc bán lẻ buộc phải từ chối mua hoặc mua với mức giá thấp hơn niêm yết 500.000 đồng/lượng. Việc này đã được thực hiện một thời gian.
Liên quan tới vấn đề này, ông Vũ Đại Dương, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) cho biết hiện đơn vị đã tiếp nhận được thông tin và sớm vào cuộc điều tra sự việc.
“Chúng tôi đã tiếp nhận thông tin này và tuần tới sẽ tiến hành kiểm tra” – ông Dương nói.(xem chi tiết)
Giá xăng sẽ được điều chỉnh hàng ngày
xang
Thông tin với báo chí chiều 12/1, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, điểm được nhất của điều hành giá xăng dầu thời gian qua là đảm bảo công khai minh bạch và điều hành bám sát thị trường, giá mua đắt sẽ bán đắt, mua rẻ bán rẻ.Xem thêm  Anh gai dep                                                                                    
Cụ thể, năm 2015 có 18 lần xăng dầu được điều chỉnh với 12 lần giảm, 6 lần tăng.
"Nếu như trước đây thường bị phản ánh là điều chỉnh vào 'giờ hiểm' thì giờ cứ đúng 15h sau 15 ngày sẽ công bố điều chỉnh một lần. Công thức tính toán thì cũng có sẵn rồi", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, đối với việc sử dụng quỹ bình ổn vốn được cân đối dùng trong trường hợp giá tăng quá mạnh sẽ có lúc phải bỏ. Đồng thời, trong tương lai cũng tính tới sẽ điều chỉnh giá xăng dầu hàng ngày mà không phải đợi chu kỳ 15 ngày.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc việc doanh nghiệp trong nước và khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng có đảm bảo để vận hành như vậy được hay không.(xem chi tiết)
Đầu năm mới mất 2 tỷ USD
trai-phieu-1
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khởi động năm mới 2016 khá buồn so với những dự báo kinh tế và các chỉ báo vĩ mô lạc quan. Trái ngược với kỳ vọng tăng điểm như trước đó, TTCK chứng kiến một khởi đầu không mấy tươi sáng trong những ngày đầu năm mới 2016.
Trong tuần giao dịch đầu tiên, chứng khoán Việt Nam đỏ lửa. Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá khiến chỉ số VN-Index trượt mạnh từ mức 579 điểm cuối năm trước xuống dưới 560 điểm.
Cùng với cú rớt trên 5%, khoảng 2 tỷ USD đã bốc hơi chỉ trong vài ngày giao dịch đầu năm mới. Toàn bộ số điểm tăng trong năm 2015 gần như đã bị xóa sạch. TTCK rớt về ngưỡng cuối năm 2014.
Một điểm đáng lo ngại là khối ngoại bán ròng rã ở nhiều mã cổ phiếu trong đó có các mã lớn vốn một thời gian dài được NĐT ngoại quan tâm như HAG, MSN, VIC, ITA, HPG… Chưa có dấu hiệu nào cho thấy khối ngoại tăng mua cổ phiếu trên TTCK cho dù chính các tổ chức nước ngoài đưa ra dự báo tốt về kinh tế VN.(xem chi tiết)
Địa ốc TP.HCM: Văn phòng hoạt động tốt nhất 4 năm qua, bán lẻ đang sụt giảm
dia oc
Xu hướng diễn biến trái chiều đang diễn ra ở hai phân khúc bất động sản thương mại tại Tp.HCM, giá thuê mặt bằng bán lẻ đang giảm trong khi giá thuê văn phòng lại có chiều hướng tăng. Trong năm qua, 2 yếu tố tác động mạnh tới thị trường bất động sản thương mại tại Tp.HCM đó là GDP và FDI đều tăng khả quan, cùng với đó là việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đã giúp cải thiện đáng kể thực trạng thị trường BĐS thương mại trầm lắng và suy giảm suốt nhiều năm qua.Tin moitrong ngay                                            
Theo nghiên cứu thị trường của Công ty tư vấn BĐS Savills Việt Nam vừa công bố, tình hình kinh doanh bán lẻ tại Tp.HCM đang có chiều hướng khả quan. Nguồn cung mới bắt đầu tăng lên mạnh mẽ với tỉ lệ 7% theo quý và 16% theo năm đạt mức hơn 1 triệu m2 mặt bằng tính tới hết 2015.
Tuy nhiên, với nguồn cung tăng mạnh dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, giá thuê mặt bằng bán lẻ đang có xu hướng giảm rõ nét, đặc biệt trong quý 4/2015 giảm tới 6% so với quý trước và trong năm nay đã giảm tới 10%.(xem chi tiết)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét