Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Vì sao IS luôn dè chừng Nga?

Trên trang web chính thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, nhiều nhà quan sát phương Tây đã đả kích sự xuất hiện của IS như những kẻ man rợ từ thời trung cổ sống lại.
Khó có thể phủ nhận rằng, chúng vẫn đang cố gắng "bành trướng" trên nhiều khu vực bất chấp sự can thiệp của không quân các nước. Các chuyên gia nhận định, Nga như mục tiêu "nóng" mà chúng phải dè chừng tại Syria khi nhóm khủng bố liên tục đưa ra những thông điệp đe doạ sẽ trả thù chính quyền Moscow.
Tuy nhiên, Nga dường như luôn đoán trước được mọi "đường đi nước bước" của IS để tăng cường biện pháp an ninh…
Đập tan âm mưu khủng bố liên quan đến IS
Trung tuần tháng 2, Russia Today xác nhận, Nga đã đập tan âm mưu khủng bố của những kẻ tình nghi có liên quan đến IS. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố, 7 thành viên có liên quan đến nhóm phiến quân khủng bố đã bị giam giữ tại thành phố Ekaterinburg, vùng Urals đất nước này.
Theo thông tin của cơ quan điều tra, những thành phần chỉ huy chính của nhóm được tin rằng đã xâm nhập vào Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ. Không những vậy, nhóm này đã lên kế hoạch trốn sang Syria sau khi thực hiện âm mưu tấn công.
Cơ quan tình báo Nga nhận được thông tin, các phần tử khủng bố đã lên kế hoạch tấn công những mục tiêu công cộng tại 2 thành phố lớn nhất của Nga. FSB thông tin thêm rằng, họ phát hiện một phòng thí nghiệm chế tạo bom trong khi lục soát nhà các nghi phạm.
Ngay sau đó, lực lượng an ninh đã thu hồi được nhiều vũ khí trên người các đối tượng như lựu đạn, súng ngắn, các thiết bị nổ tự chế, kíp nổ và những tác phẩm có nội dung cực đoan.
nga-chong-khung-bo-is-1457335666
Tổng thống Nga Vladimir Putin được người dân tung hô như "người hùng trong chiến dịch chống khủng bố".
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, mật vụ đất nước này đã phá thành công khoảng 30 vụ tấn công khủng bố được các nhóm phiến quân lên kế hoạch trong năm 2015. Không những vậy, hoạt động của hơn 320 phiến quân của chúng tại nước ngoài cũng được lực lượng chức năng phanh phui, vạch trần.
Qua đó, Tổng thống Putin đã khẳng định: "Nhờ nỗ lực của các thành viên FSB, cơ quan tình báo chống khủng bố của Nga ngày càng mang những trọng trách lớn hơn".
Với động thái liên tiếp chiêu mộ binh sỹ từ nước ngoài để âm mưu tấn công nhiều khu vực trên thế giới của IS, các chuyên gia quân sự Nga đã không ngừng nghĩ ra những chiến lược để tiên đoán "đường đi nước bước" của chúng.
Cuối tháng 1 vừa qua, AFP cho biết, Cơ quan Du lịch Liên bang Nga cũng đã ban hành cảnh báo, IS đã lập kế hoạch bắt cóc công dân Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ làm con tin.
"Con tin có thể được chuyển đến các vùng lãnh thổ chúng kiểm soát để phiến quân hành quyết công khai hoặc bị đưa ra làm lá chắn sống trong các cuộc chiến của chúng với quân Chính phủ và liên minh các nước tại Syria.
Qua đó, chúng ta cần chú ý và cảnh báo tất cả khách du lịch cá nhân đến Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh cần thiết", AFP dẫn báo cáo cho biết.
Vì sao IS dè chừng Nga?
Reuters đưa ra bình luận, nguyên nhân đầu tiên khiến phiến quân IS dè chừng Nga bởi đây là đất nước có sự can thiệp quân sự lớn nhất tại Syria. Không quân Nga cùng sự kết hợp của liên minh các nước phương Tây đã tiêu diệt một lượng lớn các chi nhánh, chỉ huy cấp cao của các nhóm khủng bố.
nga-chong-khung-bo-is-2-1457335961
IS vẫn tiếp tục nỗ lực củng cố lực lượng, tấn công khủng bố tại Syria và Iraq.
Washington Times cuối tháng 2 cũng cho biết, những chiến dịch không kích tại Syria có chi phí... không nhằm nhò gì với Nga. Một chuyên gia quân sự nhận định rằng: "Các chiến dịch không kích cho Nga cơ hội đào tạo phi công và kiểm tra nhiều loại vũ khí hiện đại khác nhau.
Nó không chỉ đem lại lợi ích về chính trị cho chính quyền Moscow, mà mục tiêu chính là khẳng định vị thế của Nga trên trường quốc tế. Qua đó có thể khiến các phần tử cực đoan loại bỏ ý nghĩ sẽ tấn công đất nước này". Viện Nghiên cứu quân sự tại Trung Đông khẳng định, các chiến dịch quân sự của liên quân Nga và quân đội Syria chậm rãi nhưng hoàn toàn chắc chắn.
Xem thêm TócTiên                                                                        
Ngoài ra, cũng phải kể đến chiến lược không kích của Nga nhằm vào nguồn cung cấp dầu lậu của IS sang Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2015. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các hoạt động của quân đội Nga đã gây thiệt hại nặng nề cho nguồn tài chính của IS từ việc buôn bán dầu lậu.
Theo đó, các cuộc tấn công trên không của Nga thực sự đã phát huy tác dụng khi tập trung đánh trọng tâm vào các cơ sở khai thác, tích trữ và vận chuyển dầu của nhóm khủng bố.
Nga cho rằng, phải đánh vào những nơi hằng ngày vẫn mang lại nguồn tiền dồi dào cho IS mới có khả năng diệt tận gốc các phần tử cực đoan tại đất nước Trung Đông này. Chiến dịch trên đã được giới chức các nước đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ và kết hợp.
Trong thời gian ngắn, các cuộc tấn công đó đã thể hiện tính hiệu quả khi IS liên tục phải tìm những nguồn cung khác để củng cố tài chính của chúng. Phiến quân bắt đầu bóc lột người dân và tận dụng mọi nguồn lực, phương tiện trong khu vực chúng kiểm soát. Tuy nhiên, ưu điểm trước mắt là trong thời gian tới, IS khó có thể thực hiện các cuộc tấn công trên nhiều khu vực khác.
Sau khi khiến IS gặp những tổn thất nghiêm trọng, giới quân sự Nga cũng ngay lập tức dự đoán được, chúng sẽ tìm kiếm cơ hội rời bỏ các trận địa đã chiếm của chính quyền Syria. Những thông tin trên được bộ Quốc phòng nước này cập nhật thường xuyên và kiểm chứng qua nhiều kênh truyền thông quốc tế khác nhau trước khi công bố rộng rãi.
Các chuyên gia quân sự của Washington Times cũng cho biết, mục tiêu chiến lược của Tổng thống Putin là giành lại nhiều lãnh thổ nhất có thể cho ông Assad, đồng thời sẽ tăng cường bắt tay vào đàm phán chấm dứt cuộc nội chiến đã gần 5 năm ở Syria.
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                 
Theo báo cáo của viện Nghiên cứu Trung Đông, liên minh Nga – Syria đã lấy lại 217 ngôi làng và thị trấn, cùng hàng nghìn diện tích lãnh thổ. Về mặt chiến lược, ông Putin đã thay đổi phần lớn cán cân quyền lực ở Trung Đông.
Theo đó, Tổng thống Nga đã giành được nhiều sự ghi nhận từ phần lớn người dân Syria, nhiều người tung hô ông như "người hùng trong chiến dịch chống khủng bố" đầy quyết đoán và hiệu quả của mình.

"Chiến binh nhí" IS chơi với đầu người để học cách tàn nhẫn

Dẫn báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc tổ chức chống cực đoan Quilliam ở Anh, tờ Independent (Anh) cho biết "IS đang tập trung nhiều nỗ lực vào việc cực đoan hóa trẻ em thông qua chương trình giáo dục và đào tạo trẻ em thành những tên khủng bố trong tương lai".
Theo báo cáo, các "tân binh nhí" được thế hệ chiến binh IS hiện tại coi là lực lượng "tiềm năng" hơn bởi những đứa trẻ trên "thay vì phải cải đạo, chúng đã được nhồi nhét những giá trị cực đoan từ khi mới sinh ra hay ở một độ tuổi rất nhỏ" .Xem thêm TócTiên                                                                      
dua-tre-4-tuoi-udhs-1457357128255
Đứa trẻ 4 tuổi xuất hiện trong đoạn video đe dọa nước Anh được IS công bố. Ảnh: Independent
Nghiên cứu này được công bố chỉ vài tuần sau khi một đứa bé bốn tuổi tên Isa Dare (sinh ra tại Anh), với trang phục đen của IS, xuất hiện trong một đoạn video tuyên truyền của nhóm này cho thấy ba người đàn ông bị trói lại trong một chiếc xe hơi và cho nổ tung.

Quilliam cho biết hệ thống giáo dục mà IS sử dụng là nhằm vào thế hệ chiến binh tiếp theo. Quá trình bắt đầu ở các trường học, nơi những đứa trẻ được dạy theo chương trình giảng dạy Hồi giáo khắt khe.
IS cũng tăng cường sử dụng các trại huấn luyện, nơi những bé trai 10-15 tuổi được dạy về luật Sharia, quen với bạo lực và sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, các bé gái - "những viên ngọc của đế chế Hồi giáo" - ở tại nhà và được dạy cách chăm sóc những người đàn ông.
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                   
Các tân binh nhí cũng được đào tạo cách thức thực hiện các cuộc tấn công tự sát và được yêu cầu mặc áo tự sát trong lúc thực hiên những công việc khác, chẳng hạn như các nhiệm vụ bảo vệ trong trường hợp bị tấn công.
Bản báo cáo cho biết số trẻ em thường bị ép buộc gia nhập IS là những trẻ em mà IS có được thông qua những vụ bắt cóc. Ví dụ, vào tháng 6-2015, số liệu ước tính cho thấy IS đã bắt cóc khoảng 800-900 trẻ em, tuổi từ chín đến 15 ở nhiều khu vực TP Mosul, Iraq.

Cảnh sát Anh: IS âm mưu tiến hành các vụ tấn công lớn vào Phương Tây

20160803_IS
Một tay súng IS. (Nguồn: theweek.com)
Truyền thông khu vực ngày 7/3 dẫn lời ông Mark Rowley, sỹ quan thuộc Sở Cảnh sát London (Anh), cho biết các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng muốn tiến hành các vụ tấn công "rất lớn và gây sự chú ý" đối với nước Anh cũng như các nước Phương Tây nói chung.

Ông Rowley nói rằng mối đe dọa từ tổ chức IS, hiện đang kiểm soát một phần lãnh thổ rộng lớn ở cả Syria và Iraq, đang ngày càng lớn mạnh và IS muốn lặp lại các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở bất cứ nơi đâu, giống như vụ nổ súng và tấn công liều chết ở thủ đô Paris (Pháp) hồi năm ngoái khiến 130 người thiệt mạng.Xem thêm TócTiên                                                                          
Giới chức an ninh của Anh trước đó đã cảnh báo rằng mối đe dọa lớn nhất từ phía IS chính là việc "cấp tiến hóa" những người trẻ tuổi ở nước này qua mạng Internet cũng như mối đe dọa gây ra bởi các phần tử từng gia nhập cuộc chiến tại Syria và Iraq và nay quay trở lại chính đất nước của mình để tiến hành các vụ tấn công.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                      

Khoảng 800 công dân Anh được cho là đã tới Syria, chủ yếu gia nhập IS, kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát tại nước này hồi năm 2011.

Đối thoại Chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ năm tại London

vietnam_anh
Quang cảnh Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Anh lần thứ 5 tại London. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam+)
Ngày 07/3, theo tinh thần Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Việt Nam-Anh được ký kết năm 2010, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire đã đồng chủ trì Vương quốc Anh.

Đối thoại chiến lược tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam và Anh; đánh giá thực trạng hợp tác song phương và đề xuất những phương thức làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược trong các lĩnh vực ưu tiên như chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, giáo dục-đào tạo, an ninh-quốc phòng.

Đây cũng là diễn đàn để hai bên chia sẻ quan điểm, đánh giá về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai bên đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Anh tiếp tục được phát triển tích cực, thể hiện qua thành công của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Anh David Cameron diễn ra từ ngày 29-30/7/2015.

Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời Chính phủ Anh chủ trương mở rộng hợp tác với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn các cấp; tăng cường tham vấn tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, như Liên hợp quốc, ASEM, hợp tác EU-ASEAN, nhất là trong các vấn đề như luật pháp quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam hoan nghênh chủ trương của Anh tăng cường tiếng nói và hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng góp vào việc đảm bảo hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đánh giá quan hệ thương mại-đầu tư song phương tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 5,4 tỷ USD, tăng hơn 25% so với 2014.

Đầu tư của Anh vào Việt Nam đạt 4,7 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các nước EU đầu tư vào Việt Nam.

Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường đầu tư, kinh doanh tại mỗi nước và tái khẳng định cam kết của hai nước về việc ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU nhằm hiện thực hóa những lợi ích mà Hiệp định đem lại, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ Việt Nam-EU và Việt Nam-Anh.

Việt Nam hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao Anh triển khai Quỹ Thịnh vượng mới nhằm hỗ trợ những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và ứng phó với biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2016 của các nước đối tác.Xem thêm TócTiên                                                                  

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giáo dục-đào tạo, lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ Đối tác chiến lược với nền tảng hợp tác tốt đẹp trong thời gian qua.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực này thông qua các hoạt động như: triển khai hiệu quả dự án giai đoạn I của t rường Đại học Việt -Anh tại Đà Nẵng là Viện nghiên cứu giáo dục đào tạo Việt-Anh ; thúc đẩy thành lập Trung tâm khảo thí tiếng Anh; ký kết "Thỏa thuận hợp tác về phát triển kỹ năng nghề và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nghề "; và triển khai chương trình Newton.

Hai bên cũng ghi nhận những đóng góp của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đến từ Vương quốc Anh tại Việt Nam, trong đó có Hội đồng Anh, và nhất trí cần hướng tới xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho hoạt động của các tổ chức này.

Hai bên hoan nghênh sự phát triển tích cực trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, đặc biệt việc Việt Nam mở Phòng Tùy viên Quốc phòng thường trú tại London vào tháng 11/2015; nhất trí triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương và tiếp tục thúc đẩy tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực huấn luyện, đào tạo, công nghiệp quốc phòng, gìn giữ hòa bình, an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả bom mìn còn lại sau chiến tranh.

Về lĩnh vực an ninh, h ai bên hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật phòng chống tội phạm có tổ chức; cam kết sẽ tiếp tục tăng cường sự phối hợp giải quyết các vấn đề tội phạm công nghệ cao, phòng chống khủng bố, an ninh mạng, hợp tác di trú, rửa tiền , buôn bán và buôn lậu người.

Về vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên trao đổi về một số diễn biến tình hình gần đây tại khu vực Trung Đông, châu Âu, châu Á cũng như tình hình tại Biển Đông.

Hai bên chia sẻ quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại khu vực là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                       
Hai bên nhấn mạnh lập trường chung giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC).

Phía Anh khẳng định lập trường của Anh, phù hợp với Tuyên bố chung Việt Nam-EU và Tuyên bố chung ASEAN-EU về vấn đề Biển Đông.

Tỷ phú Bloomberg không tranh cử vì sợ giúp Trump chiến thắng

Theo Reuters, cựu thị trưởng New York quyết định không tranh cử tổng thống Mỹ vì lo ngại một cuộc đua 3 bên sẽ càng làm tăng khả năng mà ông Donald Trump, ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hoà, hoặc ông Ted Cruz, sẽ chiến thắng. "Tôi không thể liều với rủi ro này", Bloomberg nói.
Ông Bloomberg cũng lên án tỷ phú Trump rất gay gắt, gọi ông này là "ứng viên tổng thống gây chia rẽ và mị dân nhất mà tôi từng biết". Bloomberg đánh giá những chính sách mà Trump đề xuất sẽ làm suy yếu sự bao dung tôn giáo ở Mỹ, đe doạ an ninh quốc gia. "Ông ta ‘săn mồi’ dựa trên định kiến và nỗi sợ hãi của chúng ta".Xem thêm TócTiên                                                                              
So với Trump, Bloomberg đánh giá ứng viên Ted Cruz cũng là một nhân tố gây chia rẽ.

Zing_My__Michael_Bloomberg
Tỷ phú Michael Bloomberg. Ảnh: Reuters
Cựu thị trưởng New York cũng chỉ trích hai ứng viên của đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton và Bernie Sanders vì họ phản đối thương mại tự do lẫn ngành công nghiệp tài chính.
Việc ông Bloomberg chính thức tuyên bố không tranh cử tổng thống đã kết thúc hoạt động chuẩn bị kéo dài nhiều tháng. Trước đó, Bloomberg cho rằng các cử tri đang cần một ứng viên không đảng phái, một nhà kỹ trị, nên ông đã thành lập nhóm khảo sát. Thậm chí, ông cũng trao đổi với tướng Michael G. Mullen, nguyên tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, để đề nghị ông này cùng tranh cử.
Sau nhiều tháng tìm hiểu, New York Times cho biết, kết quả tốt nhất mà ông Bloomberg có thể đạt được là thế bí ở đoàn đại cử tri, khi không ứng viên nào giành đủ 270 phiếu siêu đại biểu. Theo quy định, Hạ viện Mỹ sẽ có quyền bầu ra tổng thống, trong khi cơ quan này đang do đảng Cộng hoà chiếm đa số.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                 
Với những thăm dò cho thấy khả năng chiến thắng của một ứng viên độc lập rất thấp, ông Bloomberg, 74 tuổi, đã quyết định từ bỏ cơ hội cuối cùng để chạy đua vào Nhà Trắng.

TQ ngang nhiên đe dọa Mỹ phải trả giá đắt trên Biển Đông

Zing_My__USS_John_C_Stennis
Tàu sân bay USS Stennis của Mỹ. Ảnh: US Navy
Straits Times ngày 8/3 cho biết, ông Thôi Thiên Khải nhấn mạnh rằng các bên cần tránh những phán xét sai lầm, nhắc lại những bài học kinh nghiệm đắt giá của Mỹ qua các cuộc chiến như Chiến tranh Triều Tiên.Xem thêm TócTiên                                                                             
Đại sứ Trung Quốc nói, một quan điểm đang tồn tại ở Mỹ là Trung Quốc muốn thách thức việc Mỹ thể hiện bá quyền ở Biển Đông, qua các hành động như xây dựng và bồi lắp các đảo nhân tạo, xây cơ sở quân sự như đường băng, và triển khai vũ khí bao gồm máy bay, tên lửa… “Đây là một điển hình của sự phán xét sai lầm chiến lược. Tôi kêu gọi Washington không lặp lại những sai lầm trong quá khứ”, ông Thôi Thiên Khải nói.
Để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra trên biển và trên không để khẳng định quyền tự do đi lại. Mới đây nhất, tàu sân bay USS John C. Stennis và các tàu chiến của Mỹ đã hoạt động ở phía đông Biển Đông từ ngày 1/3.

Sĩ quan chỉ huy trên tàu Stennis Greg Huffman ngày 5/3 cho biết, ông thấy tàu Trung Quốc đã xuất hiện nhiều hơn trong khu vực. “Tôi chưa từng thấy tàu (Trung Quốc) hoạt động xung quanh nhiều như vậy”, Huffman nói. Ông từng hoạt động ở Biển Đông hồi năm 2007.
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                    
Sự xuất hiện của các tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây lo ngại ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép đến quần đảo Hoàng Sa, và lắp đặt các trạm radar ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong diễn biến khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đêm 7/3 đã lên tiếng trước thông tin rằng Nhật Bản sẽ điều một tàu ngầm đến Philippines lần đầu tiên sau 15 năm, và 2 tàu chiến Nhật Bản sẽ cập cảng Cam Ranh vào tháng 4.
“Trung Quốc đang trong tình trạng cảnh báo cao về các động thái quân sự của Nhật Bản trong khu vực”, ông Hồng Lỗi nói.

Mỹ "khoe" tàu tuần tra cao tốc đóng cho Việt Nam

my-chay-thu-tau-tuan-tra-cao-toc-dong-cho-viet-nam
6 tàu tuần tra cao tốc loại 45 feet tại xưởng đóng tàu của hãng Metal Shark. Ảnh: Facebook Metal Shark
 
Trên trang Facebook, hãng đóng tàu Metal Shark có trụ sở tại bang Louisiana đăng hình ảnh 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant 45 đang được hoàn thiện tại xưởng ở thành phố Franklin.
Hãng Metal Shark cũng đăng một vài hình ảnh thiết kế và chạy thử tàu tuần tra này trên trang web của họ.Xem thêm TócTiên                                                                    
Loại tàu tuần tra vỏ nhôm lớp Defiant 45 là loại có chiều dài 45 feet (13,7 m), rộng 15 feet (4,6 m), tốc độ 40 knot (74 km/h).

Workboat.com cũng thông tin, Metal Shark, đơn vị chịu trách nhiệm đóng các tàu cao tốc theo chương trình Cung cấp thiết bị quân sự cho nước ngoài, đang đóng 30 tàu tuần tra loại 13,7 m cho Việt Nam.
Hoạt động này diễn ra theo cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi tháng 6/2015 rằng Washington sẽ hỗ trợ khoản tiền 18 triệu USD mua tàu tuần tra cao tốc và vỏ nhôm lớp Defiant 75 (loại 75 feet, tương đương 23 m) cho Cảnh sát biển Việt Nam.
my-chay-thu-tau-tuan-tra-cao-toc-dong-cho-viet-nam
Tàu tuần tra cao tốc vỏ nhôm Defiant 45 đang chạy thử. Ảnh: Metal Shark. Ảnh: Metal Shark
Hồi tháng 3/2015, trả lời câu hỏi của phóng viên Zing.vn về phạm vi hỗ trợ của phía Mỹ, Thiếu tá Lý V. Thắng, trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết:
Ngoài 6 tàu tuần tra, Mỹ còn giúp đỡ Việt Nam cách thức vận hành, bảo trì, xây dựng xưởng sửa chữa nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động của các tàu. 
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                 
Theo ông Lý, một nhóm cảnh sát biển Việt Nam đang được huấn luyện ở Mỹ nhằm sử dụng tốt nhất các tàu chuẩn bị được bàn giao. Họ cũng được đào tạo cách bảo dưỡng và sửa chữa các sự cố có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
Phía Mỹ hy vọng, những cán bộ này có thể dùng kiến thức đã học để truyền đạt lại cho các đồng nghiệp khác trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, Mỹ cũng chuyển toàn bộ trang thiết bị và phụ tùng thay thế kèm theo 6 tàu sắp được bàn giao. Washington cũng hỗ trợ xây dựng xưởng sửa chữa tại Việt Nam.
Thiếu tá Lý khẳng định "hỗ trợ trọn gói" của Mỹ bao gồm cả con người và trang thiết bị. Chương trình hỗ trợ là dài hạn và Mỹ có những chuyên gia tại Việt Nam, sẵn sàng giúp đỡ lực lượng Cảnh sát biển.

Trung Quốc lớn giọng nói không lay chuyển tuyên bố ở Biển Đông

bien-dong (1)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Getty
Tại cuộc họp báo thường niên diễn ra ở Bắc Kinh hôm nay, ông Vương ngang nhiên nói, tuyên bố về tự do hàng hải mà nước ngoài đưa ra không cho quốc gia đó có quyền làm những điều họ muốn. Theo AP, ông Vương muốn ám chỉ việc Mỹ thời gian qua đưa tàu hải quân vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.
Ông Vương cũng tỏ rõ sự ngang ngược khi nói Bắc Kinh sẽ không cho phép các quốc gia khác xâm phạm cái mà nước này coi là "quyền chủ quyền trong khu vực chiến lược quan trọng".
Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách đánh lạc hướng những lời cáo buộc rằng nước này đang quân sự hóa Biển Đông với việc xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo. "Hành động của Trung Quốc nhằm mục đích phòng thủ và Trung Quốc không phải là nước quân sự hóa", ông này biện bạch.

"Trung Quốc không nên bị gán cho là nước quân phiệt nhất. Từ ngữ này phù hợp với các nước khác", ông Vương lớn giọng nói.
Trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục lặp lại luận điệu, các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ "không thể thiếu" của Trung Quốc. Theo ông này, mỗi người Trung Quốc "phải có nghĩa vụ bảo vệ chúng" và Bắc Kinh sẽ không hợp tác với Tòa án Trọng tài quốc tế, cơ quan đang thụ lý vụ kiện của Philippines về tuyên bố "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc vẽ ra.
bien-dong (2)
Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đang mở rộng bồi đắp phi pháp ở Hoàng Sa. Ảnh: Digital Global
Trong khi đó, tại phiên họp thường kỳ của quốc hội Trung Quốc ngày 7/3, La Bảo Minh, bí thư tỉnh Hải Nam, trắng trợn nói, các ngư dân nước này hoạt động ở Biển Đông là "bằng chứng cho thấy quyền và lợi ích của hàng hải của Bắc Kinh".Xem thêm TócTiên                                                                              
"Nếu có thể nói rằng chúng tôi muốn bảo vệ quyền và lợi ích ở Biển Đông thì các ngư dân là bằng chứng cho quyền và lợi ích của chúng tôi bởi họ đã sống và mưu sinh bằng nghề cá hàng trăm năm qua", ông La biện hộ.
Đại sứ Trung Quốc ở Washington Thôi Thiên Khải cũng cảnh báo Mỹ sẽ "trả giá rất đắt" cho các tính toán sai lầm chiến lược ở Biển Đông, trong bối cảnh Mỹ đưa tàu sân bay đến khu vực này.
Đại sứ Trung Quốc nói, một quan điểm đang tồn tại ở Mỹ là Trung Quốc muốn thách thức việc Mỹ thể hiện bá quyền ở Biển Đông, qua các hành động như xây dựng và bồi lắp các đảo nhân tạo, xây cơ sở quân sự như đường băng, và triển khai vũ khí bao gồm máy bay, tên lửa… "Đây là một điển hình của sự phán xét sai lầm chiến lược. Tôi kêu gọi Washington không lặp lại những sai lầm trong quá khứ", ông Thôi nói.
Vào giữa tháng 2, Trung Quốc liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, như triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Những hành động của Trung Quốc vấp phải chỉ trích dữ dội của thế giới, bao gồm giới chức quân sự Mỹ. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, cảnh báo tham vọng của Trung Quốc là muốn giành quyền kiểm soát thực tế trên Biển Đông. Ông lo ngại "khả năng nước này tiến tới tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ)" ở Biển Đông.
Ngày 4/3, các quan chức quân sự Mỹ cho biết tàu sân bay John C. Stennis cùng một số tàu chiến đã hoạt động ở Biển Đông những ngày gần đây. Một số chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu, cụ thể là tàu Stennis, là tín hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực.
Cũng trong buổi họp báo, ông Vương nghị cũng lên tiếng về vấn đề Triều Tiên, chỉ trích lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
"Việc giải quyết triệt để vấn đề bán đảo Triều Tiên cần có hành động toàn diện và loại thuốc đúng cho căn bệnh này. Lòng tin mù quáng với lệnh trừng phạt và áp lực của quốc tế là một cách tiếp cận thực sự vô trách nhiệm đối với tương lai bán đảo Triều Tiên", ông Vương nói.
Ông này nhấn mạnh, với tư cách là nước láng giềng lớn nhất của Triều Tiên, Trung Quốc "sẽ không ngồi yên và nhìn sự ổn định trên bán đảo này bị phá hủy ở mức cơ bản".
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                      
Theo Reuters, các chuyên gia độc lập thường hoài nghi về quyết tâm của Trung Quốc trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên. Tuy nhiên, phía Trung Quốc nói, họ sẽ thực thi lệnh trừng phạt "một cách tận tâm".
"Tại thời điểm này, với tình hình trên bán đảo Triều Tiên, có những thanh kiếm được rút ra và chĩa vào nhau trong sự thù hận. Không khí đang trở nên bão hòa với mùi của thuốc súng", ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Ông Vương đưa tuyên bố trên về Triều Tiên trong bối cảnh Liên Hợp Quốc tuần qua đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm đáp trả các vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.