Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Trải lòng của người đàn bà muốn mang con đi vào trại giam

“Bố mẹ tôi đã mất, hai con nhỏ không còn ai chăm sóc nên mong tòa giải quyết để chúng theo tôi vào trong trại”, nữ bị cáo bị buộc tội chống người thi hành công vụ vừa nói vừa khóc trước vành móng ngựa.



Chiều 4/11, Trần Thu Hằng (27 tuổi, ở quận Tây Hồ) bị dẫn đến phiên phúc thẩm tại TAND Hà Nội. Trong phòng xử chỉ có mình bị cáo với HĐXX, không một người thân đến tham dự. Hằng ra tòa lần hai với đơn chống án, xin giảm nhẹ hình phạt về tội Chống người thi hành công vụ. Trình bày lý do kháng cáo, Hằng trả lời cụt lủn: “Hai con còn nhỏ, không người chăm sóc, muốn được giảm án sớm về với chúng”.

Theo cáo buộc, sáng một ngày cuối tháng 12/2014, Hằng bế con trai hơn một tuổi đến quán nước ở đường An Dương, phường Yên Phụ, uống rượu. Ngồi đến tận trưa, Hằng có biểu hiện say nên đập vỡ chai bia của chủ quán, tay cầm cổ chai nham nhở, dọa mọi người xung quanh.  suc khoe doi song      

Lúc đó, một ôtô đi tới đúng lúc con trai Hằng chạy ra nên tài xế phải phanh gấp. Hằng cầm cổ chai bia ra gây gổ, đập kính và đá vào ôtô. Lái xe đã phải gọi cảnh sát tới giải quyết. Trong cơn say, Hằng gây gổ và giật cành tùng của một cảnh sát nên bị đưa về trụ sở.

Hằng bị cáo buộc có hành vi chống người thi hành công vụ, nhưng do đang nuôi hai con nhỏ nên được tại ngoại. Nửa năm sau, Hằng tái phạm hành vi chống đối cảnh sát khi tổ công tác tới can thiệp việc cô ta định ném con xuống đường. Buổi tối đầu tháng 6, Hằng xách con trai nhỏ vung lên xuống, qua lại nhiều lần. Hai nữ công nhân xưởng đá gần đó đã giằng cháu bé đưa vào trong xưởng và báo cảnh sát. Hằng đã đấm cán bộ công an phường.

Cuối tháng 8 vừa qua, Hằng bị TAND quận Tây Hồ tuyên phạt 30 tháng tù giam tội Chống người thi hành công vụ. Bị cáo đã chống án xin giảm nhẹ hình phạt.
 


Hằng bị dẫn giải ra xe thùng sau phiên phúc thẩm.


Trước HĐXX phúc thẩm, Hằng thừa nhận say rượu nên không nhớ những gì xảy ra trong hai lần chống đối cảnh sát. Bị cáo không lý giải được vì sao thường xuyên uống rượu khi bản thân là phụ nữ. Từ ngày ra tù, Hằng thấy “chán đời”, hai đứa con là của hai người đàn ông. Công việc hàng ngày của nữ bị cáo tóc tém này chủ yếu dựa vào hàng nước, không có trợ giúp kinh tế từ đứa bố trẻ.

Đến khi chủ tọa hỏi về hai đứa trẻ, Hằng bật khóc. Từ ngày bị tạm giam đến nay, bị cáo chưa được nhìn thấy bọn trẻ. Hai đứa được bà ngoại chăm sóc, nhưng nay mẹ già không còn. Vì thế, bị cáo muốn đưa bọn trẻ vào trại ở cùng. “Bị cáo dù có tại ngoại đến khi con đủ 36 tháng tuổi rồi đi trả án thì ai sẽ chăm sóc chúng? Bị cáo sợ chúng được gửi vào trại trẻ mồ côi”, Hằng vừa khóc vừa nói.

Trước tòa phúc thẩm, bị cáo cho rằng bị ép cung, buộc phải khai nhận như cơ quan công tố cáo buộc. “Bị cáo say rượu, đẩy nhẹ là ngã, sao có thể tấn công cán bộ chính quyền được”, Hằng trình bày. Về việc định ném con xuống đường theo quy kết, Hằng cho rằng hôm đó trời mưa nên vội bế con, chuyển từ tay trái sang tay phải nên mọi người hiểu lầm.  Tin nhanh         


Tuy nhiên, chủ tọa công bố bản kiểm điểm của Hằng tại cơ quan điều tra cho thấy bị cáo thừa hành hành vi sai trái khi tấn công cảnh sát. Ngoài ra, việc định ném con của bị cáo còn có các nhân chứng ngày hôm đó. Tòa bác bỏ lời khai của Hằng. “Cấp sơ thẩm còn chưa xem xét đến việc bị cáo phạm tội lần này là tái phạm nguy hiểm”, chủ tọa nói. Trước đó, Hằng từng dính 4 tiền án, tiền sự. Lần trả án tù gần đây là 3 năm và Hằng chưa hết thời gian thử thách.

Nữ bị cáo khóc, nói ân hận về hành vi của mình để các con phải chịu cảnh xa mẹ. “Bị cáo chống án để mong sớm về với bọn trẻ. Nhưng tùy tòa xem xét, bị cáo cũng không muốn kháng cáo nữa”, Hằng nói và khóc lớn trước khi HĐXX vào nghị án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét